You are here:  / Uncategorized / Hoạt động nghiên cứu khoa học của khoa Âm nhạc năm học 2016 – 2017
nckh-1429769816

Hoạt động nghiên cứu khoa học của khoa Âm nhạc năm học 2016 – 2017

Sáng ngày 31/05/2017 tại trường Cao đẳng VHNT Tây Bắc, Hội đồng nghiệm thu các tác phẩm nghệ thuật được tính là hoạt động nghiên cứu khoa học được thành lập theo Quyết định số 269/QĐ-CĐNTTB-KT ngày 22 tháng 5 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Tây Bắc đã họp để đánh giá cho:

Giảng viên: Nguyễn Văn Hạnh – Khoa: Âm nhạc với sáng tác tác phẩm “Quê hương đất Mường” – Thể loại Accappela choir (Hợp xướng không nhạc đệm).

Giảng viên: Dương Cẩm Nhung – Khoa: Âm nhạc với biên soạn tác phẩm: “Con đường dưới chân anh” – Nhạc Trung Quốc cho đàn Tranh.

Giảng viên: Cao Xuân Quảng – Khoa: Âm nhạc với biên soạn tác phẩm: “Xòe Hoa, Inh Lả Ơi” – Dân ca Thái để ứng dụng vào việc dạy và học đàn guitare.

Thay mặt cho Hội đồng khoa học, Th.s Nguyễn Thị Kim Hoa đã tuyên bố lý do giới thiệu đại biểu, giới thiệu thành phần hội đồng thẩm định. Các tác giả đã trình bày tóm tắt những nội dung chính của tác phẩm trong thời gian 30′.

Hội đồng nghiệm thu đã đánh giá cao những nỗ lực của các tác giả thể hiện thông qua những bản nhận xét chi tiết và các câu hỏi nêu ra của thành viên hội đồng. Các tác giả đã tự tin trả lời trước hội đồng những vấn đề mà các thành viên hội đồng đặt ra và được các thành viên hội đồng, toàn thể cử tọa tham dự nhất trí cao.

Hai tác phẩm biên soạn của hai tác giả: Dương Cẩm Nhung và Cao xuân Quảng được ghi nhận là một hoạt động nghiên cứu khoa học. Việc chuyển soạn các tác phẩm này rất cần thiết cho công tác giảng dạy tại khoa Âm nhạc. Kết quả chuyển soạn sẽ mang lại hiệu quả thiết thực với học sinh, giúp cho học sinh có nhiều cơ hội được thực hành và biểu diễn trên sân khấu.

Tác phẩm “Quê hương đất Mường” – Thể loại Accappela choir (Hợp xướng không nhạc đệm) của tác giả Nguyễn Văn Hạnh được hội đồng nhất trí tán thành nghiệm thu. Đây là một tác phẩm tốt, tác giả nghiên cứu khá kĩ về văn hóa đất Mường đã nói lên được quá trình phát sinh phát triển của người Mường trong “Đẻ đất, đẻ nước”, phản ánh được nét đặc trưng của văn hóa Mường. Việc đưa tác phẩm vào trong giảng dạy tại trường Tây Bắc phù hợp với HSSV, học thuật của các em sẽ được nâng lên. Tác phẩm tốt và xứng tầm với đề tài NCKH cả về chuyên môn âm nhạc và nội dung của tác phẩm.

                                                                                                                         P.KT&KĐCLGD

 

RelatedPost

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu ( * )